Header Ads Widget

Dinh dưỡng với trẻ mần non

 

Tuổi mầm non – mẫu giáo (3 – 5 tuổi) là một trong những cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Đây là giai đoạn hoàn thiện não bộ cho trẻ cũng như phát triển về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ và tính cách.

Ở tuổi mầm non – mẫu giáo, trẻ tăng trưởng chiều cao và cân nặng đều đặn. Theo đó, mỗi tháng trẻ tăng từ 100 – 150g cân nặng và 1 – 1.5cm chiều cao. Đến 5 tuổi, trẻ có thể đạt từ 18 – 20kg và cao khoảng 110cm.

Trẻ em bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn 3 – 5 tuổi có kích thước bộ não nhỏ hơn trẻ bình thường. Não phát triển không toàn diện sẽ dẫn đến các vấn đề về hành vi và nhận thức trong suốt cuộc đời của trẻ. Điều này bao gồm chỉ số IQ thấp hơn, phát triển ngôn ngữ và vận động chậm hơn và kết quả học tập kém hơn so với những trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ.

(Xem thêm: https://thaonhi.com.vn/)

Vì vậy, chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ giai đoạn này sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát triển toàn diện về mặt thể chất cũng như trí não, chuẩn bị nền tảng tốt nhất cho trẻ trước khi bước vào bậc tiểu học.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non, mẫu giáo

Nếu như từ 1 – 3 tuổi, trẻ bắt đầu tò mò về mọi vật xung quanh thì đến giai đoạn này, trẻ đã tự mình khám phá vạn vật. Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu học về văn hóa ăn uống, các món ăn, số lượng thức ăn mỗi ngày… và từ đó hình thành thói quen ăn uống của bản thân về sau.

Do đó, nếu không có được chế độ dinh dưỡng khoa học, trẻ có thể gặp phải những vấn đề dinh dưỡng ở độ tuổi này như:

- Suy dinh dưỡng: là tình trạng thiếu năng lượng, thiếu đạm và các vi chất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tâm thần của trẻ.

- Thừa cân, béo phì: do năng lượng cung cấp nhiều hơn năng lượng tiêu hao, khiến tỷ lệ mỡ tích trữ trong cơ thể vượt mức bình thường.

- Biếng ăn: có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như bệnh lý, thức ăn đơn điệu khiến bé thấy chán ăn, do ảnh hưởng của thuốc hoặc bắt nguồn từ yếu tố tâm lý – trẻ không thoải mái khi ăn, bé sợ ăn vì bị ép…

- Chậm tăng trưởng chiều cao: trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi, khiến trẻ thấp hơn bạn bè đồng trang lứa.

Trẻ 3 – 5 tuổi ăn bao nhiêu?

Đối với trẻ mầm non, mẫu giáo (3 – 5 tuổi), nhu cầu năng lượng khuyến nghị trung bình từ 1.230 – 1.320 kcal/ngày. Trong đó, chất bột đường chiếm 52 – 60%, chất đạm chiếm 13 – 20%, chất béo chiếm 25 – 35% tổng năng lượng khẩu phần.

Ở tuổi này, khẩu phần ăn của trẻ có sự đa dạng và phức tạp hơn những năm trước đó. Vì vậy, mẹ cần chú trọng hơn về tính hợp lý và khoa học trong chế độ ăn hằng ngày. Khẩu phần ăn trong 1 ngày của trẻ cần đảm bảo đủ các nhóm chất cơ bản: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

(Xem thêm: Làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch?)

- Chất bột đường: khoảng 3 – 4 chén cơm, cháo đặc hoặc các món tương tự (110g/chén).

- Chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua…): 110g – 150g.

- Chất béo (dầu mỡ, bơ…): 25g.

- Rau củ: 160g

- Trái cây: 160g

- Các loại vitamin và khoáng chất: vitamin A 1.000 UI, vitamin D 400UI, canxi 500mg, sắt 6 – 7mg, kẽm 10mg, canxi 500mg

Bên cạnh việc tính toán khẩu phần, xây dựng thực đơn đa dạng và chế biến món ăn đúng cách đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và sự phát triển của trẻ sau này.

Nguồn: BacSiDinhDuong.com