Sau khi tuân thủ đúng thực đơn ăn uống mà các chuyên gia dinh dưỡng đề xuất trong giai đoạn tiền thai kỳ, bạn đã đón nhận tin vui. Lúc này, chế độ dinh dưỡng không chỉ đảm bảo sức khỏe cho mẹ mà còn đặt nền tảng cho sự phát triển của con.
Đối với mẹ bầu, dinh dưỡng tốt giúp mẹ có sức đề kháng tốt, “vượt cạn” thành công, sớm phục hồi sức khỏe sau sinh, tăng cường nguồn sữa cho con bú, giảm nguy cơ mắc một số tai biến sản khoa hoặc các bệnh lý dễ gặp trong thai kỳ.
Đối với con, dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ giúp phòng ngừa nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh (tim bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch, dị tật ống thần kinh…), đồng thời phát triển chiều cao, cân nặng và trí não toàn diện.
Thói quen ăn uống của mẹ trong giai đoạn mang thai cũng sẽ hình thành sở thích ăn uống của con sau khi chào đời. Nếu mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng khoa học thì con cũng sẽ có thói quen ăn uống đa dạng thực phẩm, “dễ tính” hơn khi ăn dặm. Vì vậy, mẹ bầu cần có khẩu phần ăn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn đặc biệt này.
(Xem thêm: Phòng khám nam khoa ở Vinh)
Mang thai, sinh con là một hành trình thiêng liêng nhưng cũng vô cùng khó khăn của người phụ nữ. Để bé yêu chào đời khỏe mạnh, thông minh, mẹ bầu cần giữ gìn sức khỏe bản thân bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, vận động hợp lý và đặc biệt, cần có chế độ dinh dưỡng khoa học trong suốt thai kỳ.
Nhu cầu năng lượng khi mang thai
Khi phụ nữ có thai, nhu cầu về năng lượng lẫn các chất dinh dưỡng đều cao hơn so với mức bình thường. Bởi lẽ, ngoài phục vụ cho các hoạt động thường ngày, mẹ bầu cần thêm dưỡng chất để phát triển một số cơ quan trên cơ thể mẹ để thích ứng với quá trình mang thai và nuôi con; cũng như hình thành và nuôi dưỡng bào thai phát triển khỏe mạnh…
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đủ các dưỡng chất ở cả 4 nhóm: bột đường (glucid); đạm (protein); béo (lipid); các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất. Không nên quá thừa hoặc quá thiếu các chất này. Nếu thiếu dinh dưỡng, mẹ dễ bị thiếu năng lượng, trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai. Ngược lại, cung cấp năng lượng dư thừa kéo dài, mẹ bị tăng cân quá mức, dẫn đến nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ sau khi sinh.
Nhu cầu năng lượng trung bình ở phụ nữ 2.200 kcal/ngày. Phụ nữ mang thai trong ba tháng giữa cần tăng nhu cầu năng lượng thêm 360 kcal/ngày, trong ba tháng cuối cần thêm 475 kcal/ngày. Việc cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong quá trình mang thai để đảm bảo tốc độ tăng cân hợp lý cho mẹ bầu nên duy trì ở mức 0,4kg/tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai; tăng 0,5kg/tuần đối với phụ nữ có cân nặng thấp và 0,3kg/tuần đối với phụ nữ thừa cân.
– Chất đạm: Chất đạm cần thiết để xây dựng bào thai, nhau thai, mô cơ thể mẹ. Nhu cầu chất đạm của mẹ bầu như sau: 61g (3 tháng đầu thai kỳ), 70g (3 tháng giữa) và 91g (3 tháng cuối).
– Chất béo: Chất béo cần thiết cho xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh của thai nhi, cung cấp năng lượng và giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu cho mẹ. Phụ nữ có thai cần lipid ở mức cao hơn bình thường, chiếm 25 – 30% năng lượng khẩu phần với 46.5 – 58.5g (3 tháng đầu), 52.5 – 64.5 (3 tháng giữa) và 60 – 72 (3 tháng cuối). Nên sử dụng cả acid béo no và không no. Acid béo no (có nhiều trong mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ) nhưng không nên dùng quá 10% năng lượng khẩu phần. Tăng cường sử dụng dầu thực vật (dầu nành, dầu đậu phộng, dầu mè, mỡ cá) để cung cấp nhiều acid béo không no.
– Chất bột đường: là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hoạt động của cơ và não bộ. Nhu cầu chất bột đường ở phụ nữ mang thai từ: 300 – 370g (3 tháng đầu), 325 – 400g (3 tháng giữa) và 385 – 430 (3 tháng cuối) nhằm bổ sung năng lượng, tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa lipid.
(Xem thêm: tang suc de khang)
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin D, vitamin B9, vitamin E, vitamin A (3 tháng cuối), sắt, canxi, kẽm…
Chế độ ăn của mẹ bầu không đơn thuần là việc bổ sung thực phẩm mà cần có thực đơn khoa học, hợp lý theo từng giai đoạn thai kỳ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của bào thai và hạn chế tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng gây nên những bệnh lý dinh dưỡng thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, thiếu máu dinh dưỡng…
Nguồn: BacSiDinhDuong.com