Theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ở Việt Nam có khoảng 45,9 – 57,7% trẻ biếng ăn. Đây thực sự là một con số đáng báo động vì tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ biếng ăn là khi trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn… Đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ ở tuổi ăn dặm, tuổi mầm non mẫu giáo. Ở trẻ từ 1-3 tuổi, tỉ lệ biếng ăn có thể đến 30 – 40% do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý bị ép ăn, sợ ăn; chế độ dinh dưỡng, cách chế biến món ăn không phù hợp; mắc các bệnh nhiễm trùng…
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ sẽ giúp các chuyên gia có giải pháp khắc phục đúng đắn và hiệu quả.
Dấu hiệu trẻ biếng ăn mẹ cần biết
Có một số trường hợp trẻ không biếng ăn nhưng do gia đình quá lo lắng nên nghĩ rằng trẻ bị biếng ăn. Để xác định trẻ có biếng ăn hay không cần kết hợp nhiều yếu tố:
Lượng thức ăn trẻ ăn vào trong ngày ít hơn ½ khẩu phần theo độ tuổi.
Trẻ thường hay bị táo bón, lượng phân ít hơn bình thường.
Bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút.
Trẻ có biểu hiện sợ ăn, chạy trốn, khóc khi đến bữa.
Trẻ chậm tăng cân hoặc sụt cân (theo tiêu chuẩn cân nặng của từng độ tuổi).
Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng có thể cần thực hiện thêm một số kiểm tra để chẩn đoán chính xác nhằm đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, xây dựng thực đơn phù hợp, kích thích bé thèm ăn và ăn ngon miệng.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Biếng ăn là biểu hiện thường gặp ở trẻ em, có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sau:
Biếng ăn sinh lý: Thường xuất hiện vào những thời điểm trẻ mọc răng, tập đi, tập nói,…
Biếng ăn do tâm lý: Trẻ không thích thú và sợ hãi khi đến bữa ăn vì trẻ bị ép ăn, hoặc dọa nạt đánh đòn
(XEM THÊM: senmo vay tiền)
Biếng ăn do bệnh lý: Thường do trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, như viêm mũi họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột, thiếu vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, lysine, đạm…
Biếng ăn do thói quen cho trẻ ăn: Lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn chưa hấp dẫn, chưa phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Cho trẻ ăn không đúng giờ giấc. Trẻ vừa xem tivi, chơi game vừa ăn. Số lượng bữa ăn chưa hợp lý, ăn quá ít hoặc quá nhiều.
Hậu quả khi trẻ biếng ăn
– Suy dinh dưỡng: Biếng ăn khiến trẻ không có đủ năng lượng để phát triển đúng chuẩn về chiều cao, cân nặng, thể trạng gầy còm, xanh xao, ốm yếu hơn các bạn đồng trang lứa. Nguy hiểm hơn trẻ dễ mắc các bệnh lý truyền nhiễm do sức đề kháng kém.
– Thiếu hụt vi chất dẫn đến rối loạn tăng trưởng: Trẻ biếng ăn sẽ không được cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của cơ thể. Chẳng hạn, thiếu sắt gây thiếu máu; thiếu canxi và vitamin D gây còi xương; thiếu kẽm khiến trẻ thấp bé, chậm phát triển; thiếu vitamin A gây khô mắt, khô giác mạc dẫn đến mù lòa…
– Chậm phát triển trí não: Trẻ biếng ăn sẽ gặp nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của não bộ như: chất bột đường; chất đạm; chất béo đặc biệt là các axit béo thiết yếu như DHA, Omega-3 và Omega-6; Sắt, Taurin…
(Xem thêm: Thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng cho trẻ)
– Suy giảm hệ miễn dịch, trẻ dễ bị bệnh: Thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, sức đề kháng kém nên trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa như: Viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, táo bón, viêm đại tràng…
– Ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc: Trẻ biếng ăn thường có chỉ số EQ thấp, trẻ có xu hướng thụ động, cáu gắt, khó hòa nhập… lâu dài có thể dẫn đến tự kỷ, học hành kém, mất tập trung, học hành sa sút.
Làm thế nào để trẻ hết biếng ăn và ăn ngon trở lại hẳn là điều mà nhiều bố mẹ có con biếng ăn quan tâm nhất.
Nguồn: BacSiDinhDuong.com