Header Ads Widget

Dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương

 

Theo số liệu thống kê năm 2007 của Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, gần một nửa trẻ nhỏ (45,5%) đến khám mắc bệnh còi xương và điều đáng lo ngại là tỷ lệ này không giảm mà tăng lên theo từng năm. Trẻ bị còi xương nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả đáng lo ngại như:

- Lồng ngực biến dạng, vẹo cột sống, gù, chức năng hô hấp bị hạn chế;

- Chân tay cong, chân vòng kiềng (chữ O) hoặc chân chữ bát (chữ X), dị tật răng gây kém thẩm mỹ;

- Khung xương chậu hẹp, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này;

- Chậm tăng trưởng chiều cao, nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng đến giống nòi;

- Loãng xương và nguy cơ gãy xương khi trưởng thành;

(Xem thêm - Nha khoa chất lượng cao: https://nhakhoathammyhanoi.com/)

- Suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất là viêm phổi làm tăng khả năng tử vong.

Bệnh còi xương phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt là các trẻ từ 3 tháng đến 18 tháng. Những trẻ có nguy cơ bị còi xương là:

- Trẻ sinh non, sinh đôi, sinh ba

- Di truyền: còi xương do rối loạn chuyển hóa vitamin D, bệnh có yếu tố gia đình

- Môi trường sống thiếu ánh sáng: thành phố công nghiệp, nhiều nhà cao tầng; trẻ sinh ra vào mùa đông

- Chế độ nuôi dưỡng không khoa học

Vì sao trẻ bị còi xương?

Nguyên nhân chính gây bệnh còi xương là thiếu Vitamin D. Vitamin D được cung cấp từ hai nguồn: ngoại sinh và nội sinh.

- Ngoại sinh là từ thức ăn, sữa mẹ, nguồn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vitamin D tan trong chất béo nên nếu khẩu phần ăn của trẻ không đảm bảo lượng dầu mỡ cần thiết sẽ dẫn đến giảm hấp thu Vitamin D.

- Nội sinh là từ một tiền chất dưới da, dưới tác động của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời chuyển hóa thành Vitamin D3. Đây là nguồn nguyên liệu chính để tham gia vào chuyển hóa tạo xương của trẻ. Do đó còi xương hay gặp ở trẻ em là bệnh còi xương do thiếu Vitamin D.

- Một nguyên nhân khác hiếm gặp hơn là thiếu Vitamin K2, một loại vitamin có tác dụng giúp vận chuyển canxi từ máu vào xương, hay thiếu một số khoáng chất như canxi, photpho, kẽm, magie là những thành phần của xương.

Dấu hiệu nhận biết bệnh còi xương ở trẻ?

Bố mẹ quan sát cơ thể trẻ thấy có những dấu hiệu dưới đây hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị thích hợp:

- Trẻ ra mồ hôi nhiều kể cả ban đêm (mồ hôi trộm);

- Rụng tóc gáy hình vành khăn;

- Trẻ ngủ quấy khóc, khó ngủ, nôn trớ, hay giật mình;

- Trẻ chậm phát triển vận động: chậm lẫy, chậm bò, chậm ngồi, chậm đi;

- Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh;

- Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn;

(Xem thêm: Tăng sức đề kháng cho bé)

- Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn;

- Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong;

- Xương sọ mềm, dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau, hoặc một bên;

- Đối với còi xương cấp có thể gặp: tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, có thể co giật do hạ canxi máu.

Bệnh còi xương nguy hiểm như thế nào?

Trẻ bị bệnh còi xương nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm hay những di chứng ảnh hưởng xấu đến ngoại hình, khiến trẻ tự ti, mặc cảm khi trưởng thành. Bệnh còi xương ở trẻ có thể gây ra những hệ lụy như:

- Chậm tăng trưởng chiều cao, suy dinh dưỡng thấp còi;

- Lồng ngực biến dạng, gù vẹo cột sống khiến chức năng hô hấp bị hạn chế;

- Chân tay cong, chân vòng kiềng (chữ O) hoặc chân chữ bát (chữ X);

- Khung xương chậu hẹp, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé gái;

- Hệ thần kinh, cơ bị ảnh hưởng do bị xương chèn ép;

Ngoài di chứng gây biến dạng xương, trẻ bị còi xương có nguy cơ tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn nhất là viêm phổi.

BacSiDinhDuong.com